Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Các dòng bồ câu Pháp nhập vào Việt Nam



Chim bồ câu là loại gia cầm được thuần hóa rất sớm. Ở nước ta chim bồ câu được nuôi trừ lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như ở Đông Anh (Hà Nội), Tiên Sơn (Bắc Ninh),… Tuy nhiên nuôi chim bồ câu để lấy thịt vẫn là chính. Thịt bồ câu ngon và bổ, bồ câu ra giàng (28 ngày tuổi) trong thịt chứa 17,5% protein; 3% lipit. Bồ câu ta nhỏ con (300-400g/con), mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống bồ câu khác nhau, một số giống được chọn lọc cho năng suất thịt rất cao như chim bồ câu Pháp, chim bồ câu Vua của Mỹ…
Tháng 9 năm 1996, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao nghiên cứu và nuôi giữ một dòng bồ câu Pháp được ký hiệu là VN1. Đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, khối lượng chim ra giàng đạt 530-580/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ sống đạt 94-99%.
Nhằm mục đích giúp cho chăn nuôi bồ câu đạt hiệu quả kinh tế cao, làm phong phú tập đoàn giống, tháng 5/1998 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương nhận tiếp 2 dòng chim bồ câu pháp mới: TiTan & Mimas:
*Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất đạt 590g.
*Dòng “siêu nặng” TiTan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu… khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim nón lúc 28 ngày tuổi đạt 700g

0 Bình luận:

Đăng nhận xét