Blog chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu

Giới thiệu về mô hình chăn nuôi chim bồ câu theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Dòng "siêu lợi" Mimas

Đẻ 16-27 lứa/năm. Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 590g. Màu lông trắng đồng nhất....

Dòng "siêu nặng" Titan

Đẻ 13-14 lứa/năm. Khối lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 700g. Màu lông đa dạng nhưng chủ yếu là màu ghi đá, 2 sọc ở cánh....

Dòng VN1

Bộ lông màu đất. VN1 là dòng chim Pháp nhập khẩu vào Việt Nam đầu tiên để nghiên cứu cho lai tạo với giống chim nội....

Trại bồ câu Quang Tùng

Với hơn 1500 cặp chim đang sinh sản, cơ sở chúng tôi đã cung cấp chim giống, chim thịt cho rất nhiều trang trại, hộ gia đình trong khu vực và các tỉnh lân cận...

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Cách phòng và trị bệnh thương hàn ở chim bồ câu

Thứ nhất là các biện pháp phòng bệnh:
-  Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột trong thời gian điều trị; thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
- Dùng một trong các loại kháng sinh sau:
+ Esb3: Pha 2g với 1 lít nước, cho chim uống liên tục 3 - 4 ngày. Khi trong đàn có một số chim bị bệnh thì dùng thuốc cho uống phòng nhiễm cho cả đàn.
+ Bisepton: Dùng liều 100mg/ kg thể trọng của chim, tán nhỏ thuốc pha nước đổ cho chim uống hoặc trộn với thức ăn cho chim ăn, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
+ Dùng thuốc Oxytetracyclin với liều 100mg/kg thể trọng của chim, thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
+ Dùng phối hợp hai loại thuốc Tetracyclinliều 50 mg/kg thể trọng) và Bisepton liều 50 mg/kg thể trọng). Thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
Dùng thuốc trợ sức và trợ lực: Kết hợp với thuốc điều trị cần bổ sung Premix khoáng và Premix vitamin cùng với chất điện giải vào nước uống hoặc thức ăn để tăng sức đề kháng cho chim.
Thứ hai là các biện pháp điều trị:
- Khi phát hiện chim bệnhcần cách ly điều trị kịp thời. Đồng thời cũng dùng 1 trong các loại thuốc trên điều trị cho những chim đã nhốt chung chuồng với chim ốm, vì những chim này có thể đã bị nhiễm mầm bệnh.
- Thực hiện vệ sinh, tẩy uế chuồng trại khi có dịch xảy ra, dùng 1 trong các thuốc sát trùng sau phun hoặc vẩy vào chuồng để diệt mầm bệnh: Axit Phênic 5%; Vi- kon 0,1%; nước vôi 10%; Crêsyl 3%.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các vitamin A,D,E,B1, C để nâng cao sức đề kháng với bệnh.

chim bo cau phap
Trang trại bồ câu Quang Tùng

chim bo cau

Phòng trị bệnh Newcastle ở chim bồ câu


                                        
  
                    Bệnh Newcastle là bệnh thường gặp và rất nguy hiểm đối với chim bồ câu- Ảnh minh họa
Để phòng trị bệnh này, bà con cần làm như sau:
Phòng bệnh:
- Với chim bồ câu non từ 1 – 10 ngày tuổi: trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non. Đồng thời cho chim bồ câu bố mẹ uống thêm các Vitamin ( điện giải , đường Gluco ) .
- Với chim bồ câu  từ 20 – 30 ngày tuổi: trong thời gian này cho uống kháng thể để phòng bệnh Newastle, Gumboro, IB, và các bệnh đường tiêu hóa .
- Với chim bồ câu từ 40 – 60 ngày tuổi: nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Newcastle( cách nhỏ cũng giống như khi phòng cho chim từ 1-10 ngày tuổi). Thức ăn và nước uống cho chim bồ câu phải sạch sẽ.
Trong giai đoạn này, ngoài bệnh Newcastle, chim non có thể nhiễm các bệnh như : thương hàn , E.coli, tụ huyết trùng và bệnh đậu gà. Vì vậy, anh và bà con cần chú ý theo dõi thường xuyên chim non để phát hiện bệnh và phòng trị kịp thời.     
- Với chim bố mẹ: tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần/ năm.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Anh nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
- Hàng ngày nên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh cho chim bồ câu uống phải nước bẩn, nước đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
- Ngoài ra, anh cần chú ý: lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh, vì ở chuồng có chim bồ câu bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng
- Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. 
- Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
Điều trị bệnh:
- Dùng kháng thể Gum với liều 1ml/con. Có thể tiêm lặp lại khi chim khỏi bệnh sau 5 ngày.
- Dùng vacxin phòng bệnh Newcastle nhỏ cho cả đàn chim, liều lượng 1-2 giọt/con.
- Kết hợp với cho chim uống các thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức để kháng như Hanmuvit ( Han-mu-vít); B.complex; thuốc điện giải
- Dùng kháng sinh để chống bội nhiễm như: Genta – Costrim (Gen –ta-Cốt-trim); Tyb50,…Liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.