Blog chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu

Giới thiệu về mô hình chăn nuôi chim bồ câu theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Dòng "siêu lợi" Mimas

Đẻ 16-27 lứa/năm. Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 590g. Màu lông trắng đồng nhất....

Dòng "siêu nặng" Titan

Đẻ 13-14 lứa/năm. Khối lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 700g. Màu lông đa dạng nhưng chủ yếu là màu ghi đá, 2 sọc ở cánh....

Dòng VN1

Bộ lông màu đất. VN1 là dòng chim Pháp nhập khẩu vào Việt Nam đầu tiên để nghiên cứu cho lai tạo với giống chim nội....

Trại bồ câu Quang Tùng

Với hơn 1500 cặp chim đang sinh sản, cơ sở chúng tôi đã cung cấp chim giống, chim thịt cho rất nhiều trang trại, hộ gia đình trong khu vực và các tỉnh lân cận...

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp sinh sản lãi cả tỷ mỗi năm

   Nuôi hơn 1 vạn con chim bồ câu sinh sản nhốt chuồng, anh Nguyễn Quang Tùng ở xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, Hưng Yên thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm.

   Xin chia sẻ cách làm của anh Tùng:
1. Chuồng trại
- Trại nuôi nhốt chim sinh sản làm theo hướng bắc - nam. Mái lợp tôn chống nóng. Tường chuồng xây kín hướng tây và bắc, xây lửng hướng đông và nam để tránh gió lùa, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông và đủ ánh sáng tự nhiên. Trại chim cần yên tĩnh, không mèo, chuột và luôn sạch sẽ.
12-46-42_chim-cu-30-ngy-tuoi
Trang trại chim bồ câu của anh Tùng  

- Trong trại thiết kế nhiều ô chuồng nhỏ liên kết sít nhau trên khung giá thép tạo từng khối vững chắc. Mỗi khối 3 tầng, mỗi tầng 2 dãy, mỗi dãy 4 - 5 chuồng nhỏ. Tầng đáy cách sàn nền 20 - 25m. Giữa 2 khối chuồng để lối công tác rộng 1,5m.
- Từng ô chuồng nhỏ được ghép bởii các tấm lưới thép (chuyên dùng) cao 45cm, sâu 60 và rộng 50cm.
- Dụng cụ cho 1 ô chuồng nuôi nhốt 1 đôi chim bố mẹ gồm: 2 ổ nhựa lót rơm sạch (1 cho chim ấp và đẻ, 1 để nuôi con), máng ăn, bát uống, biển theo dõi nhật ký chim ấp, đẻ…
- Cần có thêm gian chuồng nuôi chim hậu bị (1 - 6 tháng tuổi), để bổ sung chim sinh sản khi cần. Chuồng dài 7m, rộng 4m, cao 5m sẽ đủ nuôi 13 - 15 đôi chim, phải làm sàn lửng cho chim đậu.  
2. Chọn giống
- Chọn giống chim VN1; VN2 hoặc VN3 (thường gọi chim bồ câu Pháp vì giống được nhập nội từ Pháp). Bồ câu Pháp khác biệt với bồ câu ta là dáng đi bao giờ cũng vểnh đuôi.
- Chim giống phải khỏe mạnh, lanh lợi, lông mượt, không dị tật và bệnh tật, có 4 - 5 tháng tuổi (biết gù - phân biệt trống, mái).
- Chim trống có đặc điểm đầu to, mình to, mỏ ngắn, vòng cườm cổ phình to và đỏ rực, gù nhiều hơn con mái. Khi gù con trống thường quay tròn quanh con mái, dữ tính hơn con mái. Con mái khi gù chỉ quay nửa vòng quanh con trống.  
3. Kỹ thuật nuôi
- Chim câu hậu bị nuôi đến tuổi sinh sản (6 - 6,5 tháng) tách đôi (1 trống 1 mái) nhốt 1 đôi/1 chuồng.
12-46-42_cho-chim-cu-n-dung-gio

- Để chim mắn đẻ và đẻ đều ngoài cho ăn ngô hạt đỏ, cần cho chim ăn thêm cám công nghiệp loại cho gà đẻ. Liều lượng 0,1kg/1 chuồng/1 ngày. Tỷ lệ cám công nghiệp/ngô hạt đỏ là 1/1. Ngày cho ăn 2 lần sáng (8 - 9h) và chiều (15 - 16h).
- Chim câu sinh sản đẻ liên tục suốt năm, trong đó có 2 tháng dừng đẻ để thay lông. Chu kỳ đẻ giữa 2 lứa liên tiếp là 28 - 33 ngày (cho ăn bán công nghiệp), 40 ngày (cho ăn thuần ngô, thóc). Mỗi lứa chim đẻ 2 quả trứng cách nhau 1 ngày. Trứng do chim mẹ ấp. Sau ấp 17 - 18 ngày trứng sẽ nở thành chim con. Chim con được 12 - 15 ngày tuổi, chim mẹ lại đẻ tiếp. Tỷ lệ đẻ ra 1 trống 1 mái khoảng 98%, còn lại là thuần trống hoặc thuần mái. Vòng đời chim đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, tuy nhiên chim càng già đẻ càng ít và thưa. Vì vậy, chim sinh sản sau 3 - 5 năm thấy có dấu hiệu đẻ ít, đẻ thưa cần thay mới chim bố mẹ.  
4. Phòng ngừa dịch bệnh
Chim bồ câu pháp nuôi thả tự nhiên cho ăn ngô, thóc rất hiếm khi nhiễm bệnh. Nhưng nuôi nhốt và cho ăn bán công nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy trình phòng ngừa dịch bệnh sau:
- Thu dọn phân chim hàng ngày. Rửa máng ăn uống 2 - 3 lần/1 tuần. Sát trùng chuồng trại bằng dung dịch foocmol định kỳ 1 tháng/lần. Không cho chim ăn thức ăn đã ẩm mốc. Cho chim uống bằng nước sạch và thay mới nước mỗi ngày. Vào mùa hè nên bổ sung thêm chất điện giải cho chim uống để tăng cường khả năng chống nóng và giải độc.
- Định kỳ 6 tháng chủng ngừa bệnh cho chim bằng vaxcin 3 loại (Lasota, Gumboro, Marek).
- 1 tháng/1 lần sử dụng thuốc Five - Amoxcin + Vacxin ILT- Laringo (phối trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho chim uống để phòng bệnh Ecoli và Viêm thanh khí quản.  
5. Xuất chuồng
Chim con 22 ngày tuổi (chim ra ràng) trọng lượng đạt 0,4 - 0,6kg/1 con, thịt mềm, thơm, ngọt có thể xuất bán cho người tiêu dùng. Có thể nuôi đến 30 ngày tuổi (chim chéo cánh) thịt chim sẽ săn chắc và xương rắn hơn.
Theo anh Tùng: Nuôi chim bồ câu đầu tư 2 đồng được lãi 1 đồng, hiện nay 60% nhu cầu chim câu thương phẩm trong nước vẫn phải nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc, khó kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tới đàn vật nuôi gia cầm nước ta là rất lớn.
NGUYỄN HẢI TIẾN
Theo báo Nông Nghiệp http://nongnghiep.vn/kinh-nghiem-nuoi-bo-cau-phap-sinh-san-lai-ca-ty-moi-nam-post179172.html

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Trại bồ câu Pháp - Quang Tùng

Trại bồ câu Pháp - Quang Tùng

Trại bồ câu Pháp - Quang Tùng

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Mô hình nuôi bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao

bo cau phap
Mang thêm vài chục đôi bồ câu nữa ra Trang trại mới

bo cau phap
Đàn bồ câu giống

bo cau phap
Bồ câu giống loại cỡ lớn

BO CAU PHAP
Thả chung Titan và Mimas

bo cau phap
Bồ câu được 3 tháng tuổi

bo cau phap
Nhốt bồ câu theo tháng tuổi

bo cau phap
Lồng chuồng nuôi nhốt bồ câu mới lắp

nghe nuoi bo cau
Nuôi thêm ít gáy nhật làm cảnh

bo cau phap
Lồng chuồng chưa kịp lắp

Bo cau phap
Dãy bên đang trong giai đoạn hoàn thiện

nghe nuoi bo cau
Nghề nuôi bồ câu

nghe nuoi bo cau
Kỹ thuật nuôi bồ câu

nghe nuoi bo cau
Nếu như hoàn thành, Trang trại của mình sẽ lớn nhất nhì miền Bắc

nghe nuoi bo cau
Đang thi công

nghe nuoi bo cau
Nghề nuôi bồ câu

nghe nuoi bo cau
Kỹ thuật nuôi bồ câu

nghe nuoi bo cau
Bồ câu pháp

nghe nuoi bo cau
Trại giống bồ câu pháp

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Cách phòng và trị bệnh thương hàn ở chim bồ câu

Thứ nhất là các biện pháp phòng bệnh:
-  Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột trong thời gian điều trị; thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
- Dùng một trong các loại kháng sinh sau:
+ Esb3: Pha 2g với 1 lít nước, cho chim uống liên tục 3 - 4 ngày. Khi trong đàn có một số chim bị bệnh thì dùng thuốc cho uống phòng nhiễm cho cả đàn.
+ Bisepton: Dùng liều 100mg/ kg thể trọng của chim, tán nhỏ thuốc pha nước đổ cho chim uống hoặc trộn với thức ăn cho chim ăn, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
+ Dùng thuốc Oxytetracyclin với liều 100mg/kg thể trọng của chim, thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
+ Dùng phối hợp hai loại thuốc Tetracyclinliều 50 mg/kg thể trọng) và Bisepton liều 50 mg/kg thể trọng). Thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày.
Dùng thuốc trợ sức và trợ lực: Kết hợp với thuốc điều trị cần bổ sung Premix khoáng và Premix vitamin cùng với chất điện giải vào nước uống hoặc thức ăn để tăng sức đề kháng cho chim.
Thứ hai là các biện pháp điều trị:
- Khi phát hiện chim bệnhcần cách ly điều trị kịp thời. Đồng thời cũng dùng 1 trong các loại thuốc trên điều trị cho những chim đã nhốt chung chuồng với chim ốm, vì những chim này có thể đã bị nhiễm mầm bệnh.
- Thực hiện vệ sinh, tẩy uế chuồng trại khi có dịch xảy ra, dùng 1 trong các thuốc sát trùng sau phun hoặc vẩy vào chuồng để diệt mầm bệnh: Axit Phênic 5%; Vi- kon 0,1%; nước vôi 10%; Crêsyl 3%.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các vitamin A,D,E,B1, C để nâng cao sức đề kháng với bệnh.

chim bo cau phap
Trang trại bồ câu Quang Tùng

chim bo cau

Phòng trị bệnh Newcastle ở chim bồ câu


                                        
  
                    Bệnh Newcastle là bệnh thường gặp và rất nguy hiểm đối với chim bồ câu- Ảnh minh họa
Để phòng trị bệnh này, bà con cần làm như sau:
Phòng bệnh:
- Với chim bồ câu non từ 1 – 10 ngày tuổi: trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non. Đồng thời cho chim bồ câu bố mẹ uống thêm các Vitamin ( điện giải , đường Gluco ) .
- Với chim bồ câu  từ 20 – 30 ngày tuổi: trong thời gian này cho uống kháng thể để phòng bệnh Newastle, Gumboro, IB, và các bệnh đường tiêu hóa .
- Với chim bồ câu từ 40 – 60 ngày tuổi: nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Newcastle( cách nhỏ cũng giống như khi phòng cho chim từ 1-10 ngày tuổi). Thức ăn và nước uống cho chim bồ câu phải sạch sẽ.
Trong giai đoạn này, ngoài bệnh Newcastle, chim non có thể nhiễm các bệnh như : thương hàn , E.coli, tụ huyết trùng và bệnh đậu gà. Vì vậy, anh và bà con cần chú ý theo dõi thường xuyên chim non để phát hiện bệnh và phòng trị kịp thời.     
- Với chim bố mẹ: tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần/ năm.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Anh nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
- Hàng ngày nên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh cho chim bồ câu uống phải nước bẩn, nước đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
- Ngoài ra, anh cần chú ý: lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh, vì ở chuồng có chim bồ câu bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng
- Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. 
- Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
Điều trị bệnh:
- Dùng kháng thể Gum với liều 1ml/con. Có thể tiêm lặp lại khi chim khỏi bệnh sau 5 ngày.
- Dùng vacxin phòng bệnh Newcastle nhỏ cho cả đàn chim, liều lượng 1-2 giọt/con.
- Kết hợp với cho chim uống các thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức để kháng như Hanmuvit ( Han-mu-vít); B.complex; thuốc điện giải
- Dùng kháng sinh để chống bội nhiễm như: Genta – Costrim (Gen –ta-Cốt-trim); Tyb50,…Liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.