Blog chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu

Giới thiệu về mô hình chăn nuôi chim bồ câu theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Dòng "siêu lợi" Mimas

Đẻ 16-27 lứa/năm. Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 590g. Màu lông trắng đồng nhất....

Dòng "siêu nặng" Titan

Đẻ 13-14 lứa/năm. Khối lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 700g. Màu lông đa dạng nhưng chủ yếu là màu ghi đá, 2 sọc ở cánh....

Dòng VN1

Bộ lông màu đất. VN1 là dòng chim Pháp nhập khẩu vào Việt Nam đầu tiên để nghiên cứu cho lai tạo với giống chim nội....

Trại bồ câu Quang Tùng

Với hơn 1500 cặp chim đang sinh sản, cơ sở chúng tôi đã cung cấp chim giống, chim thịt cho rất nhiều trang trại, hộ gia đình trong khu vực và các tỉnh lân cận...

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Bồ câu đẻ trứng và ấp





Kết quả chăn nuôi phụ thuộc vào việc chuẩn bị bồ câu trước mùa sinh sản và sự chăm sóc chúng trong thời kỳ đẻ trứng.

Mỗi lứa chim bồ câu mái đẻ 2 trứng, rất hiếm trường hợp chim đẻ 1 trứng. Trứng chim hình bầu dục, vỏ sáng màu trắng. Trọng lượng trứng trung bình 16-18g, tùy thuộc ở các giống chim khác nhau trứng có thể to hơn hoặc nhỏ hơn. Mùa giao phối của chim bắt đầu từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó, bồ câu có thể đẻ được 5-6 lứa trứng. Khoảng cách giữa lứa thứ 3 và 4 là 50-55 ngày. Người nuôi chim phải theo dõi quá trình chim đẻ trong từng ổ (trong các ngăn đặt ổ rơm), đánh dấu vào trứng và khi thấy trứng đẻ không bình thường thì thay đổi hoặc tăng cường thức ăn protein và chất khoáng.

Bản năng ấp của chim xuất hiện đầy đủ sau khi đẻ 2 trứng nhưng cũng có trường hợp mới đẻ 1 trứng chim đã nằm ấp, trường hợp này chim non nở không cùng thời gian. Ở cả bồ câu hoang dại và bồ câu nhà, con trống và con mái đều tham gia ấp trứng. Con này ấp thì con kia đi kiếm mồi, đảm bảo giữ ổ ấp ở nhiệt độ cần thiết cho trứng nở. Nhiệt độ ấp trứng ở bồ câu khá cao, khoảng 400C trên bề mặt và 370C ở dưới ổ.

Chim trống thay ấp với chim mái 3-4 giờ / 1 ngày đêm. Thường ở lứa đầu chim ấp kém. Chim đẻ từ lứa thứ 2 trở đi việc ấp sẽ tốt hơn và tỷ lệ trứng cũng cao hơn. Phôi bồ câu phát triển trong 17 ngày đêm thì nở.

Chọn bồ câu làm giống


        Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, không có dị tật, lanh lợi.


Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hớn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nghiên lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.


Đặc tính sinh học của chim bồ câu


Chim câu (chim bồ câu) nhà có tổ tiên từ chim câu núi màu lam hiện còn sống hoang ở nhiều vùng núi Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi.
  Toàn thân chim câu có lông vũ bao phủ. Mình chim hình thoi. Có dài rất linh hoạt giúp chim dễ quan sát từ mọi phía, mổ thức ăn, tấn công hay tự vệ, rỉa lông cánh. Bồ câu có bản năng ấp trứng tốt, nuôi con giỏi, kiếm mồi và khả năng định hướng nhận biết đường đi, về. Bồ câu được con người thuần hóa và nuôi dưỡng từ lâu (cách đây khoảng 5000 năm) để phục vụ cho cuộc sống: lấy thịt, đưa thư và làm cảnh. Ngoài ra bồ câu còn là hình ảnh tượng trưng cho hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc trên trái đất.
Bồ câu là loài chim có khả năng đặc biệt nhận biết và định hướng đường đi trên một khảng cách rất xa một cách chính xác. Đó là từ khi bay, chim phát ra tín hiệu dò tìm từ trường trái đất về định hướng đường đi.
Bồ câu có đặt tính rất nhớ nơi cũ. Một nông dân mua chim cách nhà 20km. Chim được nhốt chim trong chuồng 5-6 ngày cho quen rồi nuôi thả. Thế mà chim vẫn quay về tổ cũ, không trở lại nữa.
Dựa vào đặc tính này, người ta đã chọn và và tạo được những giống chim có khả năng đưa thư liên lạc trên một khoảng cách rất xa.
Bồ câu là loài chim có nhiều biến dị về màu lông: đen, trắng, nâu, khoang khá đẹp và sặc sỡ. Về ngoại hình có giống bồ câu chùm lông ở đầu rất ngộ nghĩnh hoặc có đuôi xòe rất đẹp.
Bồ câu thường sống thành từng đôi có vợ và một chồng trong trường hợp nuôi chuồng cũng như khi sống tự do thành bầy. Khi lẻ đôi do trống hoặc mái chết, chim còn lại sẽ bỏ chuồng bay đi nơi khác tìm bạn. Trường hợp bị lẻ đôi, người ta có thể ghép đôi cho chúng nhưng phải kiên trì mới thành công hoặc cũng có trường hợp chim mái “quyến rũ” chim trống nơi khác về chuồng mình ở.
Bồ câu thường đẻ 2 trứng ra 2 con: 1 trống 1 mái. Nhưng cũng có không ít trường hợp nở ra toàn mái hoặc toàn trống.
Bồ câu khá mắn đẻ, thường 40-50 ngày cho một lứa nếu nuôi tốt. Ở điều kiện khí hậu sinh thái nước ta có thể cho 5-6 lứa ở miền Bắc và 6-7 lứa ở miền Nam trong 1 năm.
Bồ câu có 80 nhiễm sắc thể, tế bào sinh dục đực mang dấu zz, tế bào sinh dục cái mang dấu zw.
Ở bồ câu thường phối giống đồng huyết ở mức cận thân (đôi trống mái là anh em ruột) nhưng tác hại của nó không lớn như ở loài có vú.
Bồ câu rất thích ăn các loại hạt cốc, nhất là hạt đậu đỏ chứa nhiều protein giúp chim khỏe, tăng khả năng sinh sản và phát triển cơ bắp. Chim ưa sạch sẽ, thoáng đãng, chúng thường tắm vào những ngày nóng bức hoặc sau khi đi kiếm mồi về. Chim thích chuồng rộng, có màu sắc đẹp, đặt ở chỗ cao, yên tĩnh. Chuồng bẩn, khu nuôi ồn ào, nhiều kiến... có thể là những nguyên nhân làm chim bỏ chuồng bay đi nơi khác.
Chim có tập quán đứng soi mình, rỉa lông cạnh bể nước và đó cũng là nơi trống mái tình tự.
Ở bồ câu, túi không khí phổi có quan hệ với nhiều cơ quan nội tạng như tim và dạ dày (mề). Túi không khí là nguồn dự trữ oxy vì không khí tạm thời ở đó rồi đi qua phổi khi hít vào để một lần nữa qua đó đi ra ngoài. Túi không khí còn đóng vai trò điều hòa thân nhiệt làm mát cơ thể của chim đặc biệt là cơ quan nội tạng.
Chim bồ câu mới sinh, mình trần trụi, mắt nhắm, yếu ớt nhưng có tốc độ lớn khá nhanh.
Tuyến giáp trạng của bồ câu khá phát triển và đạt độ lớn khi chim ở độ chín muồi sinh dục.  Tuyến này phát triền còn theo mùa, xuân hè tuyến giáp trạng nặng 25-30mg, thu đông là 40mg. Vai trò sinh lý của tuyến có liên hệ với quá trình oxy hóa và sự phát triển của cơ thể.
Máu bồ câu nồng độ cao và đông nhanh hơn 2 lần máu chó, 10 lần máu ngựa. Khối lượng máu bồ câu bằng 9,2% thể trọng cơ thể.
Tim bồ câu khá lớn phân thành 2 nửa riêng biệt có vách ngăn tâm thất hoàn chỉnh.
Bồ câu không có túi mật.
Ở bồ câu đa số trường hợp con giống lớn hơn con mái song sự chênh lệch không nhiều. Nhưng ở một số giống ở vùng khí hậu khác nhau con mái lớn hơn con trống và xương chậu cũng phát triển hơn.
Bộ máy sinh dục bồ câu trống bao gồm tinh hoàn và phần phụ. Trọng lượng tối đa của tinh hoàn bồ câu bằng 0,5% trọng lượng cơ thể. Ở bồ câu mái, trong buồng trứng số lượng noãn bào khá nhiều, nhưng chỉ một số ít chín muồi. Trứng chín muồi đi vào phễu của ống dẫn trứng nhưng ở chim không hình thành hoàng thể và đó là sự khác biệt với loài có vú và điều này có liên quan tới khả năng kéo dài thời kỳ đẻ trứng trong năm của chim.
Bồ câu có chất lượng thịt thơm ngon và mềm có thể chế biến nhiều món ăn ngon và giá trị dinh dưỡng cao như chim quay, chim tần, chim nấu miến... là những món ăn đặc sản được nhiều dân tộc phương Đông ưa chuộng.
Bồ câu có bộ xương nhỏ, nên tỷ lệ thịt khá cao, phẩn bỏ đi không đáng kể. Các cơ quan ở phần ngực và phần đùi phát triển mạnh, cơ lưng và cơ đuôi ít phát triển.

Phân biệt trống mái ở chim bồ câu



Bồ câu non khó phân biệt trống mái. Sự phân biệt chỉ thuận lợi khi chim đã lớn, sinh dục đã chín muồi. Chim trống thường có thể trọng lớn hơn chim mái, mình đầy, cơ bắp lớn hơn, đầu to vào chân to hơn. Con mái có khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng, đầu nhỏ và nhanh.
Trong khi tắm, chim trống thường đùa giỡn, hai cánh khẽ đập nước và gù với chim mái.
Chim câu biểu lộ tình yêu và lòng chung thủy bằng chế độ 1 
vợ 1 chồng. Chúng thường luôn ở bên nhau cả khi bay đi kiếm mồi, khi tắm hoặc nghỉ ngơi. Chỉ trong thời gian ấp trứng chúng mới chịu tạm lẻ đôi. Khi đó chim mái ấp trứng, chim trống bay đi kiếm mồi
và ngược lại. Nếu vì lý do nào đó một con bị lạc hoặc chết, con còn lại sẽ bỏ tổ bay đi nơi khác, có thể bay đi tìm bạn đời.

Các dòng bồ câu Pháp nhập vào Việt Nam



Chim bồ câu là loại gia cầm được thuần hóa rất sớm. Ở nước ta chim bồ câu được nuôi trừ lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như ở Đông Anh (Hà Nội), Tiên Sơn (Bắc Ninh),… Tuy nhiên nuôi chim bồ câu để lấy thịt vẫn là chính. Thịt bồ câu ngon và bổ, bồ câu ra giàng (28 ngày tuổi) trong thịt chứa 17,5% protein; 3% lipit. Bồ câu ta nhỏ con (300-400g/con), mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống bồ câu khác nhau, một số giống được chọn lọc cho năng suất thịt rất cao như chim bồ câu Pháp, chim bồ câu Vua của Mỹ…
Tháng 9 năm 1996, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao nghiên cứu và nuôi giữ một dòng bồ câu Pháp được ký hiệu là VN1. Đây là giống chuyên thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ 8-9 lứa, khối lượng chim ra giàng đạt 530-580/con. Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ sống đạt 94-99%.
Nhằm mục đích giúp cho chăn nuôi bồ câu đạt hiệu quả kinh tế cao, làm phong phú tập đoàn giống, tháng 5/1998 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương nhận tiếp 2 dòng chim bồ câu pháp mới: TiTan & Mimas:
*Dòng “siêu lợi” Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất đạt 590g.
*Dòng “siêu nặng” TiTan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu… khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim nón lúc 28 ngày tuổi đạt 700g

Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim


Nuôi 1 cặp bồ câu với khối lượng trưởng thành 700 – 800 gam để sản xuất ra 1 đôi chim con nặng trung bình 550 gam khi 1 tháng tuổi, cần chi phí thức ăn:

- Cho duy trì là 28 kg thức ăn (có mức ME 3.000 – 3.200 kcal/kg, CP là 11 – 12%);
- Cho sản xuất là 1,850 kg thức ăn (có mức ME 3.000 – 3.200 kcal/ kg, CP là 14 – 16%) cho 1 chim bồ câu ra ràng.
Tính ra, cần tiêu tốn 3,360 kg thức ăn/ 1 kg bồ câu con.
Bảng: Khẩu phần của chim sinh sản và chim non
 Thành phần
Chim sinh sản
Ra ràng tới 6 tháng tuổi
 Bột ngô (%)
50
50
Đậu xanh (hoặc đậu các loại) (%)
30
25
Gạo lứt (%)
19
24
Premix khoáng và vitamin (%)
1
1
Nồng độ protein thô (%)
13
12,3
Nồng độ ME (Kcal/kg)
3.165
3.185
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): premix khoáng: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.
          Bổ sung liên tục trong máng cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải. Không nên để thức ăn bổ sung quá nhiều trong một thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
          Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn hỗn hợp chứa nhiều chất khoáng và vitamin.
          + Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương... Riêng đỗ tương có hàm lượng chất béo cao nên cần cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.
          + Thức ăn bột đường: thóc, ngô, gạo, cao lương... trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.
          Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên cần bổ sung sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim (trộn cùng với muối ăn và premix khoáng).
          Cách phối trộn thức ăn
Sau đây là 2 khẩu phần đang được ứng dụng nuôi chim bồ câu Pháp: 
          Thức ăn cơ bản: hạt đậu đỗ 25-30%, ngô và thóc gạo 70-75%
          Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng): premix khoáng: 85%; NaCl: 5%; Sỏi: 10%.
Bảng: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường
Nguyên liệu
Chim sinh sản
Chim dò
Ngô (%)
50
50
Đỗ xanh (%)
30
25
gạo xay (%)
20
25
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng ME (Kcal/kg)
3165,5
3185,5
Protein (%)
13,08
12,32
ME/P
242,08
258,5
Ca (%)
0,129
0,12
P (%)
0,429
0,23
Bảng: Khẩu phần chim sinh sản và chim dò với nguyên liệu thông thường kết hợp với thức ăn hỗn hợp cho gà 
Nguyên liệu & giá trị dinh dưỡng
Chim sinh sản
Chim dò
Cám viên proconco C24 (%)
50
33
Ngô hạt đỏ (%)
50
67
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng ME (Kcal/kg)
3000
3089
Protein (%)
13,5
11,99
Xơ thô (%)
4,05
3,49
Ca (%)
2,045
1,84
Photpho tiêu hóa (%)
0,40
0,25
Lyzin (%)
0,75
0,52
Methionin (%)
0,35a
0,29
          Cách cho ăn:
- Thời gian: 2 lần trong ngày, buổi sáng lúc 8-9 h, buổi chiều lúc 14-15 h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
- Định lượng: thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 khối lượng cơ thể.
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày.
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg