Blog chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim bồ câu

Giới thiệu về mô hình chăn nuôi chim bồ câu theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Dòng "siêu lợi" Mimas

Đẻ 16-27 lứa/năm. Trọng lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 590g. Màu lông trắng đồng nhất....

Dòng "siêu nặng" Titan

Đẻ 13-14 lứa/năm. Khối lượng chim non 28 ngày tuổi đạt 700g. Màu lông đa dạng nhưng chủ yếu là màu ghi đá, 2 sọc ở cánh....

Dòng VN1

Bộ lông màu đất. VN1 là dòng chim Pháp nhập khẩu vào Việt Nam đầu tiên để nghiên cứu cho lai tạo với giống chim nội....

Trại bồ câu Quang Tùng

Với hơn 1500 cặp chim đang sinh sản, cơ sở chúng tôi đã cung cấp chim giống, chim thịt cho rất nhiều trang trại, hộ gia đình trong khu vực và các tỉnh lân cận...

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Bệnh giả lao ở bồ câu


Bệnh giả lao ở các loài gia cầm và chim hoang, trong đó có bồ câu đã được biết đến từ lâu (Riech, 1889), nhưng mãi đến 1904, Kynyoun (1904) mới phân lập được vi khuẩn gây bệnh, gọi là Yersinia pseudotuberculosis (vi khuẩn giả lao).
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh giả lao ở bồ câu là Yersinia pseudotuberculosis. Vi khuẩn này có các đặc tính gần giống vi khuẩn tụ huyết trùng nên còn gọi là Pasteurella pseudotuberculosis. Vi khuẩn thuộc gram âm, tròn hai đầu, có kích thước 0,5×0,8-5 micromet, còn gọi là vi khuẩn lưỡng cực vì khi nhuộm bắt màu sẫm ở 2 đầu. Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường thạch pepton, thạch máu có thêm một số axit amin và thích hợp ở nhiệt độ 37 độ C.
Vi khuẩn dễ dàng bị diệt dưới ánh sáng mặt trời, ở nhiệt độ 60 độ C hoặc làm khô. Nhưng có thể bảo quản hàng năm trong môi trường thạch để ở nhiệt độ lạnh.
Hiện có 6 serotyp vi khuẩn đã được xác định là typ I, II, III, IV, V, VI và 8 subtyp gây bệnh cho một số loài chim và thú.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Chim bị nhiễm vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hoá. Vi khuẩn tồn tại và lưu hành trong môi trường tự nhiên và thức ăn. Chim ăn uống phải thức ăn nước uống bị nhiễm vi khuẩn sẽ bị mắc bệnh. Vi khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể chim qua đường hô hấp, do hít thở không khí có vi khuẩn.
Vào cơ thể chim, vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống hạch lâm ba, phát triển nhanh số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng, rồi vào máu, đến các phủ tạng như gan, lách, phổi, thận và ruột. Các trường hợp bệnh cấp tính, vi khuẩn tăng số lượng rất nhanh trong máu, gây nhiễm trùng huyết. Khi đến các phủ tạng, vi khuẩn sẽ tồn tại ở đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm với các hạt nhỏ có chứa bựa vàng xám, giống như các hạt lao dạng “lao kê”. Các hạt này đôi khi cũng có ở tổ chức cơ.
Chim nhiễm mầm bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, chỉ 1-2 ngày. Chim bệnh có biểu hiện tăng thân nhiệt, bỏ ăn, niêm mạc tụ huyết đỏ sẫm, mắt nhắm, đứng ủ rũ, thở khó, chảy nước mũi, nước mắt; sau đó xuất hiện ỉa chảy phân xanh vàng. Bệnh tiến triển nhanh. Chim bệnh chết sau 2-4 ngày, từ khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
Mổ chim bệnh thấy: bao tim có tụ huyết, đôi khi có dịch vàng; phổi, lách, gan và các niêm mạc có tụ máu. Các phủ tạng và đôi khi ở cơ còn có các hạt giống hạt kê, hoại tử có màu vàng xám. Các trường hợp nhiễm trùng huyết thấy: máu đỏ sẫm, chậm đông, các niêm mạc tím đỏ.
3. Dịch tễ học
Trong tự nhiên, nhiều loài gia cầm và chim trời bị bệnh giả lao như gà nhà, gà rừng, ngỗng, vịt, gà tây, bồ câu, vẹt… Nhiều loại thú nhỏ cũng nhiễm pseudotuberculosis như: khi, chuột lang, thỏ, chuột bạch… khi tiêm truyền thực nghiệm.
Bồ câu non dưới một năm tuổi thường nhiễm vi khuẩn và bị bệnh thể cấp tính.
Bệnh thường phát tra và lây lan trong đàn chim khi thời tiết lạnh và ẩm ướt.
4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng. Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tính đặc trưng để chẩn đoán: bệnh tiến triển nhanh với các triệu chứng như thở khó, chảy rãi rớt, ỉa chảy phân xanh vàng hoặc vàng đục; mổ khám có các đám tụ huyết ở các nội tạng; đặc biệt có các hạt nhỏ hoại tử có bựa vàng xám.
- Chẩn đoán vi sinh vật. Phân lập, xác định vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là dịch xuất tiết hoặc phủ tạng chim bệnh.
5. Điều trị
Điều trị ít có hiệu quả, vì bệnh tiến triển nhanh. Khi phát hiện các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên thì chim đã bị rất nặng, khó chữa. Khi phát hiện một vài chim bị bệnh thì cần phải điều trị có tính chất phòng ngừa cho toàn đàn.
Phác đồ điều trị:
- Thuốc điều trị: Phối hợp hai loại thuốc sau:
Kanamycin  2 gam
Tetracyclin  2 gam
Nước  1000 ml
Cho toàn đàn chim uống liên tục 3-4 ngày.
- Thuốc trợ tim mạch: tăng sức đề kháng: cho uống hoặc trộn thức ăn các vitamin B1, K, A, D, E.
- Hộ lý: Cho chim ăn thức ăn dễ tiêu, bớt ăn các loại hạt.
6. Phòng bệnh
- Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch.
- Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ.
- Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim.
- Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.

Bệnh thương hàn ở bồ câu


Bệnh thương hàn ở bồ câu đã được phát hiện và nghiên cứu ở Hoa Kỳ và một số nước
Châu Âu. Đây là một bệnh chung của bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt với hội chứng
viêm ruột, ỉa chảy.


1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. emteritidis thuộc họ Enterbateriacae. Vi khuẩn là loại trực khuẩn nhỏ, ngắn có kích thước: 1-2x1,5 micromet, thường chụm 2 vi khuẩn với nhau, thuộc gram âm(-), không sinh nha bào và nang k(Copsule). Vi khuẩn có thể nuôi cấy phát triển tốt ở  môi trường thạch nước thịt và peptone, độ pH=7,2, nhiệt độ thích hợp là 370c. Vi khuẩn sẽ bị diệt ở nhiệt độ 600c trong vòng 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 24h. Nhưng có thể tồn tại 20 ngà khi đặt trong bóng tối. Các hóa chất thông thường diệt được vi khuẩn như: axit phenol -1/1000; chloruamercur -1/20.000; thuốc tím 1/1000 trong 3-5 phút.
2. Bệnh lý lâm sàng
Trong tự nhiên có một số chủng Salmonella gallinacerum có độc cực mạnh, gây bệnh cho bồ câu nhà, bồ câu rừng, gà, vịt và nhiều loài chim trời khác. Bồ câu nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hóa. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, bồ câu sẽ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn vào niêm mạc ruột, hạch lâm ba ruột, phát triển ở đó và tiết ra độc tố. Độc tố vào nước, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra biến đổi bệnh lý như thân nhiệt tăng cao, run rẩy. Vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiêu hóa gây ra các tổn thương niêm mạc ruột, cơ ruột, làm cho ruột bị viêm và xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.
Bồ câu có thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, thể hiện: ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối có lẫn máu. Chim sẽ chết sau 3-5 ngày.
3. Đặc điểm dịch tễ
Hầu hết các loài gia cầm như bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút… cũng như nhiều loại chim trời đều nhiễn S. gallinacerum và bị bệnh thương hàn. Các nhà khoa học đã làm các thực nghiệm tiêm truyền S. gallinacerum cho 382 loài chim thuộc 20 nhóm chim, kết quả có 367 loài bị phát bệnh, chiếm tỷ lệ 96%. Chim ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng chim non dưới 1 năm tuổi thường thấy phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao (50-60%).
Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nhưng cũng lây qua trứng khi bộ câu mẹ bị nhiễm bệnh. Ở các khu vực nuôi gà cùng với bồ câu trong cùng chuồng trại và môi trường sinh thái, bồ câu thường bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà bệnh.
Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm, nhưng thường thấy vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.
4. Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như chim ốm có tính chất lây lan với biểu hiện như ỉa lỏng phân xám vàng hoặc xám xanh, có lẫn máu. Khi mổ khám chim ốn thấy: tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc đường tiêu hóa.
Chẩn đoán vi sinh vật: thu thập bệnh phẩm, nuôi cấy để phân lập vi khuẩn S.gallinacerum.
5. Điều trị
Thuốc điều trị: Dùng phối hợp hai loại thuốc: Tetracyclin liều 50mg/kg thể trọng và Bisepton liều 50mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3-4 ngày. Thuốc trợ sức: cho uống thêm vitamin B1, C, K.
Hộ lý: Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hóa, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức ăn hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị thực hiện cách ly chim ốm và chim khỏe; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
6. Phòng bệnh
Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc nước vôi 10%, không được mổ chim ốm gần nguồn nước và khu vực nuôi chim. Toàn bộ số chim trong chuồng có chim ốm cho uống dung dịch chloramphenicol 2/1000 hoặc sulfamethazone 5/1000 trong 3 ngày liền. Khi chưa có dịch: Thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường; nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn thích hợp và đảm bảo thức ăn, nước nuống sạch.


Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Chuyên cung cấp lồng chuồng nuôi nhốt chim bồ câu








Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Hình ảnh mới nhất của trang trại



























Cơ sở chúng tôi hiện nay đang chuyên buôn bán các loại lồng nuôi chim bồ câu công nghiệp, lồng nuôi các loại gà kiểng,chim kiểng ,nuôi chim hoàng yến sinh sản…
Sau đây là một số mẫu lồng và giá bán mà chúng đang sản xuất :
  • Loại lồng kích thước (dài x rộng x cao ) mắt lưới thưa 20mm, thép tráng kẽm 2.0mm :  100x50x45cm : 2 cửa chuồng . ( sử dụng nuôi bồ câu loại lớn, bồ câu Pháp )
  • Loại lồng kích thước (dài x rộng x cao ) mắt lưới dày 15mm, thép tráng kẽm 2.0mm : .100x50x45cm : 2 cửa chuồng . 

Mỗi cửa chuồng (một ô nuôi ) nuôi được 1 cặp chim (hoặc gà).
Vì là lồng lắp ghép nên dễ dàng tháo lắp ,vận chuyển, cất giữ (chỉ tốn 2,5m2 cho cho việc cất giữ 100 lồng đôi).
Tất cả các kiểu lồng trên đã được chúng tôi cung cấp cho rất nhiều trang trại nuôi bồ câu gần khu vực. Chất lượng ổn định, giao hàng được số lượng lớn trong thời gian ngắn.

Một số kinh nghiệm nuôi chim bồ câu

Kinh nghiệm nuôi chim bồ câu hiệu quả


Để nuôi chim bồ câu đạt hiệu quả cao, ngoài nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cũng nên nằm lòng một số bí quyết. Trang trại chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi chim bồ câu hiệu quả:

- Cho chim tập làm quen với kẻ thù: Chim bồ câu sợ nhất là mèo và rắn, nên tập cho chim làm quen với chúng bằng cách: Cứ mỗi lần cho chim ăn anh kèm theo con mèo bên cạnh. Lần đầu cho chim thấy mèo, lần sau bắt 2 con lên tay, lần nữa thả mèo cùng ăn với chim. Dần dần 2 con gần gũi nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Bằng cách đó anh dùng con rắn nhựa làm quen với chim, cho rắn vào chuồng chim. Cứ như thế đàn chim của anh coi mèo, rắn là bạn bè vì thế mà không bỏ đi nơi khác.

- Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Để giữ chúng cần tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt.

- Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở tạo cho chim không bị sốc về sau, chim trở nên “dạn” gần gũi với chủ hơn.

- Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.

- Về khả năng sinh sản, muốn chim đẻ đều, tỷ lệ nở cao, con khỏe, nuôi chóng lớn thì cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16–18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.

Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi chim bồ câu thì tìm đầu ra cho sản phẩm này không khó. Nhu cầu của người dân, các nhà hàng, khách sạn tiêu thụ thịt chim bồ câu khá cao. Một cặp giống bán ra trung bình khoảng 700-800 ngàn đồng, còn bồ câu ra ràng 130 ngàn đồng/cặp.

Hy vọng bài viết có thể đem lại cho người đọc những cái nhìn mới mẻ và hướng làm giàu khả quan từ hình thức kinh doanh này.




Trại bồ câu Quang Tùng - Chuyên cung cấp giống bồ câu pháp. Chuyển giao kỹ thuật nuôi chim bồ câu Địa chỉ : Thọ Quang - Thọ Vinh - Kim Động - Hưng Yên. SĐT: 0977504469

Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bồ câu Pháp


          1. Chọn giống chim bồ câu Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
          Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt, ngay cả khi trưởng thành độ chính xác cũng khó đạt 100% nên khi mua cần tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm.
          Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, do vậy cần phải thay chim bố mẹ mới.
          2. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi chim
          Thông thường chim bồ câu được nuôi thả tự do trong nhân dân, chim tự kiếm mồi, tự xây tổ. Sự can thiệp của con người là rất ít. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương khuyến cáo một phương pháp nuôi mới đã cho kết quả khả quan: phương pháp nuôi nhốt bán công nghiệp.
          2.1. Chuồng nuôi
          Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi, do vậy chuồng nuôi chim phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, có độ cao vừa phải... Đặc biệt chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh. Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể.
           2.1.1. Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)
          Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể làm bằng tre, gỗ, hay lưới sắt... Trong chăn nuôi công nghiệp dùng lồng 2 tầng bằng lưới sắt, cũng có thể đóng bằng gỗ, tre...
Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, trên đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và một đôi trống mái sinh sản. Kích thước của một ô chuồng:
                   Chiều cao: 40cm.
                   Chiều sâu: 60cm.
                   Chiều rộng: 50cm.
          2.1.2. Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi).
          Kích thước của một gian:
                   Chiều dài: 6m.
                   Chiều rộng: 3,5m.
                   Chiều cao: 5,5m (cả mái).
          Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
          2.1.3. Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi).
          Tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
          2.2. ổ đẻ
          Ổ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo nhưng yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ:
                   Đường kính: 20-25cm.
                   Chiều cao: 7-8cm.
          2.3. Máng ăn
          Đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao). Tùy theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ:
                   Chiều dài: 15cm.
                   Chiều rộng: 5cm.
                   Chiều sâu: 5cm x 10cm.
          2.4. Máng uống
          Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa... với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ:
                   Đường kính: 5-6cm.
                   Chiều cao: 8-10cm.
          2.5. Máng đựng thức ăn bổ sung
          Do chim bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.
          2.6. Mật độ nuôi chim
          Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
          2.7. Chế độ chiếu sáng
          Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.